Chọi gà hay đá gà từ lâu trong đời sống người dân Việt Nam là một thú vui tao nhã một nét đẹp mang tính truyền thống cùng nhìn lại lich sử hình thành và phát triển của trò chơi này nhé ! Chọi gà hay đá gà là một trò chơi dân gian phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, trò chơi này đã xuất hiện từ thời nhà Lý, do những quân sĩ của Lý Thường Kiệt đem về sau những cuộc chinh phạt Chiêm Thành. Nhiều nước vì lý do bảo vệ súc vật cấm đá gà, tại Ba tây từ năm 1934, tại Anh quốc từ năm 1835…
Gà đòn thường được nuôi nhiều ở Miền Bắc, Miền Trung và thường có trọng lượng chừng 2,8kg-4kg ( thường gà đúc mái mới có khối lượng cao trên 3,3kg ). Loại gà này thường dùng đòn để đánh gà đối phương đến khi thắng. Trong khi đó gà cựa thường được nuôi chủ yếu ở khu vực phía Nam. Gà được đá có cựa nguyên hoặc là cựa bằng kim loại gắn vào chân. Trận đấu của gà cựa thường diễn ra nhanh hơn gà đòn. Trọng lượng gà cựa cũng nhỏ hơn thường là dưới 3kg, phổ biến là tầm 2,5kg
Chọi gà là một trò chơi dân gian có từ lâu đời. Trong thời gian đầu, chơi gà chọi chỉ được dành cho bậc vua chúa quyền quí mà thôi. Nhưng sau đó nó được lan rộng ra chốn dân thường.
Chọi gà được người xưa tổ chức trong các lễ hội, tết, hội hè. Có lẽ sôi nổi nhất vẫn là dịp tết nguyên đán. Bắt đầu tháng chạp cho đến hết tháng Giêng lễ hội chọi gà diễn ra ở rất nhiều địa phương.
Thú chơi gà chọi phải nói rằng sôi nổi nhất vẫn là ở Nam Bộ. Người ta phải cất công tuyển chọn giống gà hay từ các địa phương như Cao Lãnh, Hooc Môn, Cấn Đước, Trà Vinh… để có được những chiến kê xuất sắc. Một bãi đất trống vẽ vòng tròn là đấu trường. Cáp độ xong thì sẽ cho gà vào sân, một ôm ( hiệp ) sẽ được tính bằng thời gian của một cây nhang cháy phân đoạn bằng sợi chỉ đeo đồng xu bên dưới là cái đĩa để hứng đồng xu. Khi nhang cháy làm đứt chỉ và rơi đồng xu thì hết hiệp và các sư kê sẽ chăm sóc gà để đá tiếp.
Không khí ở bất kỳ trường gà nào cũng rất sôi động Chơi gà đòn phải chọn loại gà to con, sức vóc dềnh dàng để có thể chiến đấu dai dẳng, đôi khi kéo dài cả ngày trời. Gà phải được tập luyện thường xuyên cho dai sức, quen trận mạc. Gà choi phải nuôi từ 12-15 tháng mới ra đá được với gà đồng cân. Thời xưa giải thưởng cho con gà thắng là rượu trà, bánh mứt, vải lụa… tượng trưng thôi nhưng đem lại vinh dự cho chủ nuôi và địa phương gốc của con gà thắng cuộc.
Muốn hiểu hơn về truyền thống gà chọi tại nước nhà thì chúng ta cần phải hiểu thấu đáo chữ “Nòi”. Trong văn chương bác cổ thì chữ “Nòi” được dùng để nói về truyết thuyết xuất xứ của người Việt ngày nay. Bốn chữ ” Nòi giống tiên rồng” chắc người Việt ai cũng biết nó mang đậm ý nghĩa về nguồn gốc và bản sắc dân tộc.
Có nhiều điểm tương đồng khi nói đến giống linh vật như Rồng và gà nòi. Rồng là một linh vật biểu trưng cho quyền quý và sức mạnh vô song, sự dũng cảm trước kẻ thù và không bao giờ khuất phục. Gà nòi cũng có đặc tính tương tự như Rồng chỉ xuất hiện trong truyện hay truyền thuyết của văn chương. Có thể đó là một trong các lý do mà Người Việt thích nuôi gà nòi!
Trong thế giới hiện đại những năm vừa qua nhiều công ty tổ chức kinh doanh cờ bạc hợp pháp trên thế giới đã mở các sới gà đá nhằm thu lợi nhuận từ đá gà nên hình thành một hình thức mới đó là “đá gà cựa sắt ” – Gắn cho gà đá thêm cựa bằng kim loại nếu gà đá trúng thì đối phương sẽ nằm gục ngây đây là một chiến lược mới trong kinh doanh của các xới gà đá trong nước và quốc tế !